Moxieye
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá.
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg).
Thông tin dược phẩm
Video
Thông tin về Moxieye
- Số đăng ký: VD-22001-14
- Quy cách: Hộp 1 lọ nhựa 2ml, hộp 1 lọ nhựa 5ml, hộp 1 lọ nhựa 10ml
- Hoạt chất: Moxifloxacin (dưới dạng Moxifloxacin hydrochlorid) 5mg/ml
- Hạn sử dụng: 24 tháng
- Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt
Nhà sản xuất thuốc Moxieye
- Tên nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội
- Địa chỉ nhà sản xuất: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội
Thông tin về nhà đăng ký Moxieye
- Tên nhà ĐK: Công ty TNHH dược phẩm VNP
- Địa chỉ nhà ĐK: Ô 54, F3, khu đô thị Đại Kim, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Quốc gia đăng ký: Việt Nam
- Quốc gia sản xuất: Việt Nam
Moxifloxacin- hoạt chất chính của Moxieye là gì?
Chỉ định của Moxifloxacin
Moxifloxacin được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng nhất định như viêm phổi, viêm phế quản, xoang, da, vùng bụng gây ra bởi vi khuẩn. Moxifloxacin là thuốc kháng sinh fluoroquinolones. Nó hoạt động bằng cách giết chết các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Thuốc này không dùng cho điều trị cảm lạnh, cúm, hoặc các nhiễm virus khác.
Dược động học của Moxifloxacin
Dược lý của Moxifloxacin
Hướng dẫn sử dụng Moxifloxacin
Moxifloxacin là thuốc dạng viên được sử dụng bằng đường miệng. Nó thường được dùng 1 lần/ ngày trong 5-21 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn cần được điều trị. Hãy dùng moxifloxacin vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ phần nào bạn không hiểu. Hãy dùng moxifloxacin đúng theo chỉ dẫn, không uống nhiều hơn hoặc ít hơn so với quy định của bác sĩ. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong vài ngày đầu điều trị với moxifloxacin. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Dùng moxifloxacin cho đến khi bạn hoàn thành đơn thuốc, ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn, không ngưng dùng moxifloxacin mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn trừ khi bạn gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng được liệt kê trong phần cảnh báo và phần tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu ngưng dùng moxifloxacin quá sớm hoặc nếu bạn bỏ qua liều, nhiễm khuẩn của bạn có thể không được điều trị triệt để và vi khuẩn có thể trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.
Chống chỉ định Moxifloxacin
Không sử dụng moxifloxacin nếu:
- bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong moxifloxacin hoặc bất kỳ thuốc kháng sinh fluoroquinolone nào khác (chẳng hạn levofloxacin)
- bạn bị nhịp tim bất thường hoặc nồng độ kali trong máu thấp
- bạn có tiền sử nhược cơ
- bạn đang dùng các loại thuốc chống loạn nhịp nhất định (amiodarone, dronedaron, procainamide, quinidine, sotalol)
Thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe của bạn ngay lập tức nếu bạn đang gặp bất kỳ trường hợp nào như ở trên.
Tác dụng phụ Moxifloxacin
Moxifloxacin có thể gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ợ nóng, ăn mất ngon, thay đổi vị giác, lở loét trong miệng hay trên lưỡi, xuất hiện các mảng trắng trong miệng, khô miệng, đau đầu, yếu đuối, ra mồ hôi, ngứa âm đạo hoặc cảm giác nóng rát.
Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức, nhưng không được tự ý ngưng dùng moxifloxacin mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn: tiêu chảy nặng (phân lỏng, phân có dính máu), sốt, đau dạ dày (có thể xảy ra sau 2 tháng hoặc hơn kể từ khi bắt đầu điều trị), hoa mắt, lú lẫn, căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, luôn cảm giác lo sợ, buồn râuf, gặp ảo giác, khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, hay gặp ác mộng, cơ thể rung lắc không kiểm soát.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy ngưng dùng moxifloxacin và gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức hoặc cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp: phát ban, nổi mề đay, ngứa, bong tróc hoặc phồng rộp da, bị sốt, sưng mắt, mặt, miệng. môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó thở hoặc nuốt, nhịp tim nhanh, ngất xỉu, mất ý thức, vàng da hoặc mắt, nước tiểu đậm màu, giảm tiểu tiện, co giật, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, đau khớp hoặc cơ bắp.
Moxifloxacin (thuốc tiêm) có thể gây tổn thương thần kinh và chúng có thể không mất đi ngay cả sau khi bạn ngừng sử dụng thuốc tiêm moxifloxacin. Sự tổn thương này có thể xảy ra ngay sau khi bạn bắt đầu sử dụng moxifloxacin. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: tê, ngứa, đau, hoặc nóng ran ở cánh tay hoặc chân; hoặc một sự thay đổi trong khả năng cảm nhận cảm nhận ánh sáng...
Tương tác Moxifloxacin
Một số thuốc có thể tương tác với moxifloxacin. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc sau:
- Corticosteroid (prednisone) vì nguy cơ cgây các tác dụng phụ về dây chằng có thể tăng.
- Thuốc chống loạn nhịp (amiodarone, dofetilide, dronedaron, procainamide, quinidine, sotalol), cisapride, thuốc lợi tiểu (furosemide, hydrochlorothiazide), erythromycin, thuốc điều trị về tâm thần hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline) vì nó có thể gây các nguy cơ nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
- Insulin hay thuốc điều trị tiểu đường (glyburide) vì có thể gây rối loạn lượng đường trong máu.
- Warfarin vì nguy cơ chảy máu có thể được tăng lên do moxifloxacin
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (ibuprofen, ketorolac) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của moxifloxacin
Hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm về những loại thuốc có thể gây tương tác với moxifloxacin.
Lưu ý sử dụng Moxifloxacin
Một số điều kiện y tế có thể tương tác với moxifloxacin. Để việc dùng thuốc được an toàn, hãy nói cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang ở trong những trường hợp sau:
- Bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú
- Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa, thuốc thảo dược, hoặc chế độ ăn uống đặc biệt
- Bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác
- Bạn bị nhiễm trùng dạ dày, bệnh về gan, não, hay các vấn đề về hệ thống thần kinh, tăng áp lực trong não, bệnh Alzheimer, hoặc các vấn đề mạch máu não
- Bạn có một tiền sử tiêu chảy nặng kéo dài, tiểu đường hoặc đường trong máu cao, lượng đường trong máu thấp, co giật, da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nồng độ kali trong máu thấp, nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề tim mạch khác (rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, suy tim), hoặc đau tim, hoặc nếu thành viên trong gia đình bạn có tiền sử nhịp tim không đều.
- Bạn có tiền sử các vấn đề về khớp hoặc dây chằng; viêm khớp dạng thấp; vấn đề về thận hoặc suy giảm chức năng thận; các vấn đề về thận
- Bạn làm các công việc chân tay hoặc tập thể dục nặng
Xử lý quá liều Moxifloxacin
Trong trường hợp quá liều hãy gọi cho bác sĩ, hoặc nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu 115.
Xử lý quên liều Moxifloxacin
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.
Cảnh báo khi sử dụng Moxifloxacin
Điều kiện bảo quản Moxifloxacin
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Congbotpcn là địa chỉ bán hàng chính hãng được nhiều khách hàng lựa chọn.Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm và dễ dàng tìm mua Moxieye chính hãng tại Congbotpcn bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h
- Mua hàng trên website: https://congbotpcn.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: 097.189.9466
- Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này