Ondansetron (thuốc tiêm)
Ondansetron (thuốc tiêm) là gì?
Chỉ định của Ondansetron (thuốc tiêm)
Ngăn ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hoặc do thuốc điều trị ung thư (hóa trị và xạ trị).
Dược động học của Ondansetron (thuốc tiêm)
Dược lý của Ondansetron (thuốc tiêm)
Hướng dẫn sử dụng Ondansetron (thuốc tiêm)
Thuốc được pha loãng trong 50ml dung dịch Dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9% trước khi dùng. Tiêm tĩnh mạch.Phòng ngừa buồn nôn và nôn khi hóa trị
Phòng ngừa buồn nôn và nôn khi hóa trị
Liều xác định dựa trên trọng lượng cơ thể 0,15 mg / kg, tối đa là 16mg / lần, 3 lần / ngày. Liều đầu tiên được tiêm trong hơn 15 phút, bắt đầu 30 phút trước khi tiến hành hóa trị. Những liều tiếp theo cách liều liền trước 4 giờ. Liều người lớn và trẻ em (6 tháng đến 18 tuổi) như nhau.
Phòng ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật
- Người trưởng thành: Liều tiêm tĩnh mạch người lớn là 4mg pha loãng, tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 30 giây, tốt nhất là trong khoảng 2-5 phút, ngay trước khi gây mê hoặc sau phẫu thuật nếu bệnh nhân không được dùng thuốc chống nôn dự phòng và hiện tượng buồn nôn / nôn xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc có thể được tiêm bắp. Ở những bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật sau khi được tiêm 1 liều ondansetron trước đó, liều tiêm thứ 2 có thể được áp dụng.
- Trẻ em: Bệnh nhân nhi 1 tháng đến 12 tuổi, liều dùng là 0,1mg / kg, liều duy nhất cho bệnh nhân nặng 40 kg hoặc ít hơn, hoặc một liều 4mg cho bệnh nhân nặng hơn 40 kg, tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 30 giây, tốt nhất là trong khoảng 2-5 phút, trước hoặc sau gây mê hoặc sau phẫu thuật nếu bệnh nhân không được dùng thuốc chống nôn dự phòng và hiện tượng buồn nôn / nôn xảy ra ngay sau khi phẫu thuật.
Chống chỉ định Ondansetron (thuốc tiêm)
Chống chỉ định dùng đồng thời các apomorphine với ondansetron do sự kết hợp này gây hạ huyết áp sâu và mất ý thức. Chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc.
Tác dụng phụ Ondansetron (thuốc tiêm)
Đau đầu, táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh. Đau, rát, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân. Sốt, đau, đỏ, sưng, nóng ở vị trí tiêm, phát ban, nổi mề đay, ngứa. Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó thở hoặc khó nuốt, thở phát tiếng, thở dốc, nhìn mờ hoặc mất thị lực, nhịp tim bất thường, choáng váng, ngất xỉu. Ondansetron có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Tương tác Ondansetron (thuốc tiêm)
- Apomorphine: Không dùng đồng thời apomorphine với ondansetron vì gây hạ huyết áp sâu và mất ý thức.
- Thuốc gây cảm ứng mạnh CYP3A4 (như phenytoin, carbamazepine, và rifampicin): Dùng đồng thời ondansetron với các thuốc này làm giảm đáng kể nồng độ ondansetron trong máu.
- Thuốc serotonergic: Hội chứng serotonin (thay đổi về tinh thần, các triệu chứng thần kinh cơ,...) xảy ra khi sử dụng đồng thời ondansetron với các thuốc serotonergic khác, bao gồm cả các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin (SNRIs).
- Tramadol: Ondansetron có thể gia tăng tác dụng của tramadol.
Lưu ý sử dụng Ondansetron (thuốc tiêm)
Trước khi dùng ondansetron, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với ondansetron, alosetron (Lotronex), dolasetron (Anzemet), granisetron (Kytril), palonosetron (Aloxi), bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên thuốc hoặc dung dịch ondansetron và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình có hoặc đã từng có hội chứng QT kéo dài, nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề về nhịp tim, nồng độ magiê hoặc kali trong máu thấp, suy tim xung huyết (CHF), bệnh gan, bệnh Phenylceton niệu (PKU).
Nên dùng ondansetron với mục đích dự phòng, không dùng với mục đích điều trị, vì thuốc này chỉ dùng để phòng nôn và buồn nôn chứ không dùng chữa nôn. Thận trọng khi dùng cho các trường hợp nghi có tắc ruột và người cao tuổi bị suy giảm chức năng gan.
- Phụ nữ có thai: Chưa có thông tin thuốc có qua nhau thai hay không. Chỉ nên sử dụng thuốc trong quá trình mang thai khi thật cần thiết.
- Bà mẹ cho con bú: Chưa biết thuốc có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng ondansetron cho phụ nữ cho con bú.
- Trẻ em: Có ít thông tin về việc dùng thuốc cho bệnh nhân nhi phẫu thuật dưới 1 tháng tuổi và bệnh nhân nhi điều trị ung thư dưới 6 tháng tuổi. Thời gian bán hủy của thuốc ở bệnh nhân nhi kéo dài hơn, do đó cần theo dõi chặt chẽ trẻ dưới 4 tháng tuổi dùng thuốc này.
- Bệnh nhân suy gan nặng: Tổng liều hàng ngày không nên vượt quá 8mg.
Xử lý quá liều Ondansetron (thuốc tiêm)
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: đột ngột mất thị lực trong một thời gian ngắn, chóng mặt hoặc choáng váng, ngất xỉu, táo bón, nhịp tim bất thường. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Xử lý quên liều Ondansetron (thuốc tiêm)
Cảnh báo khi sử dụng Ondansetron (thuốc tiêm)
Thuốc có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, bao gồm phản vệ và co thắt phế quản, kéo dài khoảng QT, phát triển hội chứng serotonin (thay đổi trạng thái tâm thần như kích động, ảo giác, mê sảng và hôn mê, nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, chóng mặt, toát mồ hôi, đỏ bừng mặt, tăng thân nhiệt, các triệu chứng thần kinh cơ như, run, co cứng, rung giật cơ, tăng phản xạ, mất phối hợp, co giật,..), thậm chí gây tử vong.
Điều kiện bảo quản Ondansetron (thuốc tiêm)
Thuốc được bảo quản trong bệnh viện hoặc phòng khám.