Kali Iodid

Kali Iodid là gì?

Loại thuốc:

Thuốc trị cường giáp

Dạng thuốc và Hàm lượng:

Dung dịch uống 1 g/ml; siro 325 mg/5 ml; viên nén 130 mg; viên bao tan ở ruột 300 mg.

Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Ở người bệnh cường giáp, kali iodid làm giảm nhanh các triệu chứng bằng cách ức chế giải phóng hormon giáp vào tuần hoàn. Tác dụng của kali iodid trên tuyến giáp bao gồm giảm phân bó mạch máu, làm chắc mô tuyến, co nhỏ kích thước tế bào, tái tích lũy chất keo trong các nang và tăng iod liên kết. Những tác dụng này có thể tạo thuận lợi cho việc cắt bỏ tuyến giáp, nếu dùng thuốc trước khi phẫu thuật.

Nếu uống trước và sau khi dùng các đồng vị iod phóng xạ, kali iodid bảo vệ được tuyến giáp bằng cách ngăn cản thu nạp đồng vị phóng xạ. Nếu dùng kali iodid đồng thời với tiếp xúc phóng xạ, tác dụng bảo vệ xấp xỉ 97%. Nếu dùng  kali iodid 12 và 24 giờ trước khi tiếp xúc phóng xạ thì tác dụng bảo vệ tương ứng là 90% và 70%. Tuy nhiên, nếu dùng kali iodid 1 và 3 giờ sau khi tiếp xúc phóng xạ thì tác dụng bảo vệ tương ứng là 85% và 50%. Nếu uống sau 6 giờ thì tác dụng bảo vệ không đáng kể.

Các iodid được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Nồng độ các iodid trong máu đặc biệt thấp (0,2 đến 0,4 microgam/decilit). Kali iodid được hấp thu tốt khi uống và được bài tiết qua thận. Tác dụng của kali iodid trên chức năng tuyến giáp thường xuất hiện trong vòng 24 giờ và đạt tối đa sau 10 - 15 ngày điều trị liên tục; tuy nhiên thuốc không kiểm soát được hoàn toàn các biểu hiện của chứng cường giáp và tác dụng của thuốc giảm đi sau một thời gian.

Kali iodid qua được nhau thai và bài tiết vào sữa.

Chỉ định:

Kali iodid được chỉ định trong:

Điều trị cường giáp trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc để điều trị cơn nhiễm độc giáp (cùng với thuốc kháng giáp).

Được dùng làm chất bảo vệ tuyến giáp chống nhiễm xạ, trước và sau khi uống hoặc hít các chất đồng vị phóng xạ iod, hoặc trong trường hợp cấp cứu phóng xạ.

Điều trị thiếu hụt iod.

Điều trị bệnh nấm da do Sporotrichium.

Điều trị ban đỏ nốt.

Kali iodid được dùng cùng với một thuốc kháng giáp trạng để làm thoái triển tuyến giáp trước khi cắt bỏ tuyến này.

Kali iodid cũng đã được dùng làm thuốc long đờm, nhưng không thấy rõ tác dụng.

Chỉ định của Kali Iodid

Dược động học của Kali Iodid

Dược lý của Kali Iodid

Hướng dẫn sử dụng Kali Iodid

Liều lượng và cách dùng:

  • Điều trị cường giáp trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp: (phối hợp với 1 thuốc kháng giáp cho trước để ngăn chặn iod sát nhập vào dự trữ mới hormon): Iod có thể cho dưới dạng dung dịch kali iodid mỗi ml chứa 130 mg iod tự do và phối hợp; 1 liều 0,1 - 0,3 ml cho vào sữa hoặc nước ngày uống 3 lần trong 7 - 14 ngày. Một cách khác, liều gợi ý ở trên đã được cho tới250 mg ngày 3 lần với thức ăn.
  • Điều trị cơn nhiễm độc giáp, Kali iodid đã được dùng phối hợp với 1 thuốc kháng giáp cho 1 giờ trước khi dùng thuốc iod. Liều: 50 - 100 mg ngày 2 lần.
  • Bảo vệ tuyến giáp chống nhiễm xạ:
    • Người lớn: Uống 100 - 150 mg, 24 giờ trước khi dùng hoặc tiếp xúc với iod phóng xạ, sau đó, uống mỗi ngày 1 lần, trong 3 đến 10 ngày.
    • Trẻ em dưới 1 tuổi: Uống 65 mg, 1 lần/ngày, trong10 ngày sau khi dùng hoặc tiếp xúc với iod phóng xạ.
    • Trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Uống 130mg, 1 lần/ngày, trong 10 ngày sau khi dùng hoặc tiếp xúc với iod phóng xạ.
  • Chống nấm:
    • Người lớn: Uống 600 mg, 3 lần/ngày, liều có thể tăng từng 60 mg cho mỗi liều, cho tới liều tối đa có thể dung nạp được.
    • Trẻ em: Chưa xác định được liều.
  • Bổ sung iod:
    • Người lớn: Uống từ 5 đến 10 mg/ngày.
    • Trẻ em: Uống 1 mg/ngày.

Uống thuốc sau bữa ăn hoặc uống cùng với thức ăn hay sữa để giảm kích ứng dạ dày.

Chống chỉ định Kali Iodid

Tác dụng phụ Kali Iodid

Tác dụng không mong muốn (ADR):

Sử dụng kali iodid thời gian ngắn với liều thấp, thường ít gây tác dụng không mong muốn, nhưng khi điều trị dài ngày, độc tính của kali iodid có thể xảy ra.

  • Thường gặp, ADR > 1/100
    Tiêu hóa: ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày.
  • ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
    • Da: Mày đay.
    • Hệ bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết.
    • Cơ quan khác: Sưng cánh tay, mặt, chân, môi, lưỡi, và/hoặc sưng họng; đau khớp.
  • Hiếm gặp (khi dùng kéo dài), ADR < 1/1000
    • Toàn thân: Đau đầu nặng.
    • Tiêu hóa: Tăng tiết nước bọt, nóng bỏng miệng, vị kim loại, đau răng lợi.
    • Da: Lở loét da.
    • Tuần hoàn: Nhịp tim không đều.
    • Cơ quan khác: Lú lẫn, tê, đau nhói dây thần kinh, đau hoặc yếu tay, chân, mệt mỏi bất thường, cảm giác nặng ở hai cẳng chân

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Khi tác dụng không mong muốn xảy ra, cần ngừng điều trị.

Tương tác Kali Iodid

Lưu ý sử dụng Kali Iodid

Chống chỉ định:

Có tiền sử mẫn cảm với kali iodid; người đang bị viêm phế quản cấp.

Thận trọng:

Vì có vài cá nhân mẫn cảm rõ rệt với iodid, nên phải thận trọng khi dùng kali iodid lần đầu.

Cần thận trọng ở người tăng kali máu, tăng trương lực cơ bẩm sinh (kali làm chứng bệnh trầm trọng thêm), suy giảm chức năng thận, bệnh lao (do thuốc kích thích và tăng tiết dịch), khi dùng kéo dài ở người cường giáp (gây tăng sản, u tuyến giáp, thiểu năng giáp, bướu cổ đơn thuần).

Cẩn thận trọng khi dùng iod hoặc muối iod cho trẻ em: Người bệnh trên 45 tuổi có hoặc không có bướu cổ có nhân đặc biệt dễ bị tăng năng giáp (Basedow - hóa do iod) khi bổ sung iod. Do đó phải giảm liều và không được dùng iod dầu.

Phải hết sức thận trọng khi dùng viên bao tan ở ruột, vì dạng thuốc này có thể gây thương tổn ruột non làm cho ruột tắc nghẽn, xuất huyết, thủng và tử vong.

Thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc khác, đặc biệt thuốc có tương tác với kali iodid như thuốc kháng giáp, captopril, enalapril, lisinopril, thuốc lợi tiểu giữ kali, lithium, natri iodid...

Thời kỳ mang thai:

Kali iodid qua được nhau thai, vì vậy việc sử dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây giảm năng  giáp và/hoặc bướu giáp bẩm sinh. Không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Kali iodid vào sữa và có thể gây ban da, ức chế tuyến giáp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy không được cho con bú.

Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời kali iodid với thuốc kháng giáp có thể gây thiểu năng tuyến giáp và tăng tác dụng gây bướu giáp của thuốc kháng giáp hoặc kali iodid. Cần định kỳ xác định tình trạng tuyến giáp để phát hiện những thay đổi trong đáp ứng tuyến giáp - tuyến yên.

Sử dụng kali iodid cùng với captopril, enalapril, lisino-pril có thể làm tăng kali huyết, do đó cần phải theo dõi thường xuyên nồng độ kali huyết.

Dùng các thuốc lợi tiểu giữ kali cùng với kali iodid có thể làm tăng kali huyết và loạn nhịp tim, hoặc ngừng tim.

Sử dụng kali iodid cùng với lithi có thể gây giảm năng tuyến giáp và gây bướu giáp.

Độ ổn định và bảo quản:

Bảo quản thuốc dưới 400C, tốt nhất là trong khoảng15 đến 30 độ C, trong lọ hoặc hộp kín, tránh ánh sáng.

Hiện tượng kết tinh có thể xảy ra trong dung dịch kali iodid uống, ở điều kiện bảo quản bình thường, đặc biệt khi để trong tủ lạnh; tuy nhiên, làm ấm và lắc, tinh thể sẽ tan trở lại. Kali iodid bị oxy hóa có thể giải phóng iod tự do làm cho dung dịch chuyển màu vàng nâu. Nếu dung dịch bị chuyển màu phải vứt bỏ.

Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Có vị kim loại, nóng bỏng ở miệng, đau răng, loét lợi, viêm tuyến nước bọt, thương tổn da do iod. Tiết nhiều nước bọt, sổ mũi, đau đầu vùng trán, và ho có đờm, tất cả giống như khi bị viêm xoang hoặc cảm lạnh. Khi nặng, tiết nhiều dịch phế quản có thể gây phù phổi. Các biểu hiện quá mẫn khác gồm ban xuất huyết, huyết khối giảm tiểu cầu, và viêm quanh động mạch có nốt, nguy hiểm chết người.

Điều trị: Các triệu chứng ngộ độc iod mất nhanh sau khi ngừng dùng iod. Vì vậy, khi nhiễm độc, cần ngừng điều trị. Iodid cạnh tranh với clorid trong tái hấp thu ở ống lượn gần, nên sự bài niệu muối làm tăng đào thải iod qua thận và thích hợp với những ca nhiễm độc iod nặng. Khi bị viêm tuyến nước bọt và bị thương tổn da do iod, có thể điều trị bằng corticosteroid.

Xử lý quá liều Kali Iodid

Xử lý quên liều Kali Iodid

Cảnh báo khi sử dụng Kali Iodid

Điều kiện bảo quản

Kali Iodid

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ