Iobitridol

Iobitridol là gì?

Loại thuốc:

Thuốc cản quang chứa 3 nguyên tử iod, tan trong nước, có nồng độ osmol/kg thấp

Dạng thuốc và Hàm lượng:

Lọ 20, 50, 60, 100, 150 và 200 ml để tiêm có nhiều hàm lượng

350mg iod/ml tương ứng 767,8 mg iobitridol/ml

300mg iod/mg tương ứng 658,1 mg iobitridol/ml

250 mg iod/mg tương ứng 548,4 mg iobitridol/ml

Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Iobitridol là chất cản quang chứa iod hữu cơ, mỗi phân tử có 3 nguyên tử iod, với tỷ lệ iod chiếm 45,6%.

Iobitridol là loại onomer không ở dạng ion, tan trong nước và có nồng độ osmol/kg thấp. Thuốc gây tăng hấp thu tia X khi chiếu qua cơ thể, do đó hiện rõ cấu trúc của cơ quan tập trung nhiều iobitridol. Mức độ cản quang tỷ lệ thuận với nồng độ iod.

Thăm dò tính dung nạp chung đối với hệ thống huyết động, tim mạch, hô hấp, tiết niệu, thần kinh đã chứng tỏ iobitridol tương tự như với cá chế phẩm cản X quang có ba iod, tan trong nước không ở dạng ion, có nồng độ osmol/kg thấp.

Chỉ định:

  • Loại có nồng độ 350 và 300 mg iod/ml:
    • Chụp đường tiết niệu qua đường tĩnh mạch.
    • Chụp cắt lớp vi tính sọ não và toàn thân.
    • Chụp động mạch (cả mạch  vành tim).
    • Chụp mạch kỹ thuật số bằng đường tĩnh mạch.
    • Chụp X quang tim, mạch lớn.
  • Loại có nồng độ 250 mg iod/ml:
    • Chụp cắt lớp vi tính toàn thân.
    • Chụp tĩnh mạch.
    • Chụp mạch kỹ thuật số bằng đường động mạch.

Chỉ định của Iobitridol

Dược động học của Iobitridol

Dược lý của Iobitridol

Hướng dẫn sử dụng Iobitridol

Liều lượng và cách dùng:

Liều lượng tùy thuộc theo thủ thuật và khu vực cần tạo đối quang, thể trọng và chức năng thận của người bệnh đặc biệt ở trẻ em. Tiến hành theo tờ hướng dẫn với từng sản phẩm của nhà sản xuất.

Chống chỉ định Iobitridol

Tác dụng phụ Iobitridol

Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thuốc này có thể gây kích ứng tại chỗ, nhất là khi cho dùng liều cao, tiêm nhanh. Khi tiêm ra ngoài mạch máu, iobitridol gây hoại tử các tổ chức xung quanh.

Thuốc này hay gây ra buồn nôn, có vị kim loại trong miệng, nhức đầu, mệt mỏi. Ít khi bị nặng hơn như nôn, khó thở, rối loạn về tim mạch, gây độc với thận.

Khi dùng liều cao (25 – 50mg/kg), iobitridol có thể gây suy hô hấp hay những biểu hiện bất thường về mô học trên cơ quan đích (gan, thận).

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Xử lí theo triệu chứng và cần có sẵn phương tiện hồi sức thích hợp khi làm các thủ thuật X quang.

Tương tác Iobitridol

Lưu ý sử dụng Iobitridol

Chống chỉ định:

Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

Không dùng chụp tủy do chưa được nghiên cứu.

Ngoài ra, thuốc không có chống chỉ định tuyệt đối.

Thận trọng:

Giống như các thuốc cản quang có iod khác, iobitridol có thể gây ra các phản ứng mẫn cảm và có thể gây tắc mạch do ảnh hưởng lên hệ đông máu.

Có thể cho dùng dự phòng mẫn cảm bằng kháng histamin hoặc corticosteroid nhưng các biện pháp này không có giá trị chắc chắn.

Thời kỳ mang thai:

Chưa xác minh được tính độc hại của thuốc nhưng theo khuyến cáo chung, tránh làm các thủ thuật X quang khi mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có nghiên cứu trên người, nhưng tỷ lệ iobitridol có trong sữa động vật mẹ vào khoảng 3%. Do vậy, không nên cho con bú trong ít nhất 24 giờ sau khi dùng thuốc.

Độ ổn định và bảo quản:

Bảo quản nơi mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.

Xử lý quá liều Iobitridol

Xử lý quên liều Iobitridol

Cảnh báo khi sử dụng Iobitridol

Điều kiện bảo quản

Iobitridol

Xenetix 350

Xenetix 350

10 đ
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB