Cyproheptadine
Cyproheptadine là gì?
Chỉ định của Cyproheptadine
Dị ứng cấp & mạn: viêm da, chàm, vết đốt côn trùng, cảm, viêm mũi theo mùa, viêm kết mạc dị ứng, mề đay, phù Quincke, dị ứng thuốc, phản ứng huyết thanh, ngứa hậu môn sinh dục, ngứa do thủy đậu. Phòng & trị chứng đau nửa đầu & đau đầu do co mạch.
Dược động học của Cyproheptadine
- Hấp thu: Cyproheptadine là amin hoà tan trong lipid, hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá.
- Phân bố: thuốc phân bố khắp các tổ chức của cơ thể.
- Chuyển hoá: chuyển hoá nhanh ở gan thành các chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: chủ yếu qua thận.
Dược lý của Cyproheptadine
Hướng dẫn sử dụng Cyproheptadine
Trẻ em 2-6 tuổi: Tổng liều hàng ngày được tính dựa trên trọng lượng cơ thể hoặc diện tích cơ thể, khoảng 0,25mg / kg / ngày hoặc 8mg/ m2.
Liều thông thường là 2mg (1/2 viên) x 2-3 lần/ ngày. Liều không được vượt quá 12mg/ ngày.
Trẻ em 7-14 tuổi: Liều thông thường là 4mg x 2-3 lần/ ngày, điều chỉnh nếu cần thiết theo kích thước và đáp ứng của bệnh nhân. Liều không được vượt quá 16mg/ ngày.
Người lớn: Tổng liều hàng ngày cho người lớn không nên vượt quá 0,5mg/ kg/ ngày. Phạm vi điều trị là 4 - 20mg/ ngày, đa số bệnh nhân cần 12 - 16mg/ ngày. Một số bệnh nhân cần liều 32mg/ ngày. Liều khởi đầu khuyến cáo: 4mg x 3 lần/ ngày, có thể điều chỉnh theo kích thước và phản ứng của bệnh nhân.
Chống chỉ định Cyproheptadine
- Quá mẫn với thành phần thuốc. Glaucom góc đóng, loét dạ dày tá tràng, tắc môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang, tắc nghẽn Pyloroduodenal, cơn suyễn cấp. Dùng chung với IMAO.
- Trẻ sơ sinh.
- Bà mẹ cho con bú.
- Người già, bệnh nhân suy nhược.
Tác dụng phụ Cyproheptadine
Khô miệng, mũi, họng, buồn ngủ, hoa mắt, buồn nôn, tắc thở, đau đầu, kích động (đặc biệt là ở trẻ em), yếu cơ, tiểu khó, các vấn đề về tầm nhìn, căng thẳng. Cyproheptadine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Tương tác Cyproheptadine
Các chất ức chế MAO kéo dài và làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamine.
Rượu, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống lo âu có thể làm tăng tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc kháng histamin.
Lưu ý sử dụng Cyproheptadine
Trước khi dùng Cyproheptadine, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Cyproheptadine, các thuốc kháng histamin khác hoặc bất kỳ loại thuốc nào và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng có bệnh hen suyễn, tăng nhãn áp, có vết loét, tiểu khó, bệnh tim, cao huyết áp, động kinh, cường giáp. Trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc dùng Cyproheptadine nếu bạn từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng Cyproheptadine. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn.
- Phụ nữ có thai: Cyproheptadine không làm tăng nguy cơ bất thường khi dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng Cyproheptadine trong quá trình mang thai khi thật cần thiết.
- Bà mẹ cho con bú: Không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ và vì nguy cơ gây ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ dùng Cyproheptadine, nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập ở bệnh nhi <2 tuổi.
- Sử dụng trong lão khoa: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.
Xử lý quá liều Cyproheptadine
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Xử lý quên liều Cyproheptadine
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Cảnh báo khi sử dụng Cyproheptadine
Dùng quá liều thuốc kháng histamin, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây ảo giác, suy yếu hệ thần kinh trung ương, co giật, suy hô hấp, ngừng tim và tử vong. Thuốc kháng histamin có nhiều khả năng gây chóng mặt, buồn ngủ, và hạ huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi.
Điều kiện bảo quản Cyproheptadine
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.