Bạch Chỉ

Bạch Chỉ là gì?

Tên khoa học

Radix Angelicae

Nguồn gốc

Rễ phơi gay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài).

Thành phần hoá học

Tinh dầu, coumarin, tinh bột.

Công dụng

Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh.

Chỉ định của Bạch Chỉ

Dược động học của Bạch Chỉ

Dược lý của Bạch Chỉ

Hướng dẫn sử dụng Bạch Chỉ

Liều dùng, Cách dùng

Ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán.

Ðông y coi bạch chỉ là những vị thuốc có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng phát biểu khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau, giúp thần kinh hưng phấn, làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư gân, ra mồ hôi; Chữa nhức đầu, răng đau, các bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt. Dùng ngoài, có thể chữa sưng vú, tràng nhạc, ghẻ lở, đỡ đau hút mủ.

Thường bạch chỉ được dùng làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng; Còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.

Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1-2g.

  • Trẻ em nóng sốt: Nấu nước bạch chỉ, tắm thật nhanh ở nơi kín gió.
  • Chữa chứng hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Hai vị tán nhỏ, dùng mật viên bằng hạt ngô. Hàng ngày ngậm thuốc này, mỗi ngày ngậm chừng 2-3 viên.

Chống chỉ định Bạch Chỉ

Tác dụng phụ Bạch Chỉ

Tương tác Bạch Chỉ

Lưu ý sử dụng Bạch Chỉ

  • Nôn mửa do hỏa: không dùng. 
  • Nhức đầu do huyết hư, hỏa vượng, đinh nhọt hoặc mụn nhọt chưa vỡ miệng, người âm hư hỏa uất: không dùng
  • Âm hư, huyết nhiệt: không dùng
  • Âm hư  hỏa vượng: không dùng
  • Đầu đau do huyết hư, ung ngọt đã vỡ mủ: không dùng
  • Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ 
  • Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục).
  • Bạch chỉ làm tổn thương khí huyết, không nên dùng nhiều 

Xử lý quá liều Bạch Chỉ

Xử lý quên liều Bạch Chỉ

Cảnh báo khi sử dụng Bạch Chỉ

Điều kiện bảo quản

Bạch Chỉ

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ